Cad là gì ?

Trong cơ khí của chúng ta luôn phải dùng đến phần mềm cad. Vậy cad là gì? Những phần mềm như thế nào thì được gọi là cad.

  Cad là từ viết tắt của:" Computer-Aided Design" tức là sự thiết kế với sự trợ giúp của maý tính. Vậy theo nghĩa trên thì cad là công nghệ dùng để tạo, sửa chũa, phân tích thiết kế dựa vào máy tính. Nếu hiểu như trên thì tất cả các thiếtbị điện tử ( máy tính, máy tính bảng,...) có tính năng đồ họa và môt phần mềm có thể thiết kế đều được gọi là cad.
  Cad có nhiều tính năng và nhiều phần mềm mà tùy thuộc vào yêu cẩu của công việc chúng ta sẽ chọn một phần mềm cho hợp lý. Có những người chỉ cần dùng cad để thiết kế bản vẽ 2D nhưng cũng có người cần nó để thiết kế bản vẽ 3D, bản vẽ lắp, phân tách các bản vẽ,....
   Ngày nay CAD được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau. Có thể kể tên ra sau đây một số ngành như sau: cơ khí, xây dựng, kiến trúc, điện, điện tử, y học, dệt may, thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghiệp, thiết kế nhạc cụ, thiết kế vườn tược, chiếu sáng… Trong bài này tôi chỉ đề cầp cad trong một phạm vi nhỏ hơn đó là cad trong ngành cơ khí.
  Một quá trình thiết kế cơ khí thường gồm:
    Xây dựng mô hình hình học sản phẩm.
    Phân tích kỹ thuật sản phẩm.
    Kiểm tra và đánh giá kỹ thuật.
    Xây dựng bản vẽ kỹ thuật.
Với yêu cầu như trên thì một phần mềm cad cần có các tính năng như:
 + Design ( 2D/3D modeling, assemblies of part)
 + Analysis: Áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn FEA(Finite Element Application) để tối ưu hóa và giải các bài toán kỹ thuật như xử lý nhiệt, biến dạng, và phân tích tải trọng, ứng suất, biến dạng, thể tích.
 + Visualization: Render/Shade mô hình, Animation.

Ưu điểm của CAD:
  + Thiết kê, chỉnh sửa dễ dàng.
  + Tăng độ chính xác.
  + Lưu trữ, trao đổi dễ dàng nhất là trong thời buổi công nghệ số ngày này chúng ta có thể gửi bản thiết kế cho những người cách rất xa trong một khoảng thời gian rất ngắn.
  + Trực quan, dễ dàng quan sát các góc cạnh của sản phẩm.
   + Có thể phân tích, tính bền cho sản phẩm--> rút ngắn thời gian thiết kế.
Nhược điểm:
 Tiền đầu tư mua bản quyền đắt.

    Ở Việt Nam, trong lĩnh vực cơ khí, các phần mềm CAD phổ biến hiện nay là AutoCAD, Mechanical Destop, Inventor, Solidworks, Catia, Pro/Engineer, Unigraphics, Solid Edge

Nguon: thegioicadcam.com

2 nhận xét:

  1. Mình theo ngành thiết kế nên thường xuyeen phải động chạm đến cad. Hi vọng sẽ nhận được nhiều bài hướng dẫn của bạn về cách sử dụng cad.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mình sẽ cố gắng chia sẻ những gì mình biết với mọi người. Viết là một cách lưu lại nhứng gì mình đã biết và sẽ biết

      Xóa

Chú ý: Cám ơn các bạn đã ghé qua và để lại lời góp ý, chia sẻ nhưng nhận xét sẽ bị xóa nếu vi phạm các yêu cầu dưới đây:

+ Phản hồi không liên quan tới chủ đề của bài viết, không có tính xây dựng.
+ Phản hồi spam, sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, kích động, phản động gây ảnh hưởng tới bài viết cũng như tới bạn đọc khác.