Kỹ năng đọc sách nhanh

Cuộc sống luôn bận rộn và càng ngày chúng ta càng có ít thời gian hơn để làm một việc nào đó. Cùng một việc nhưng thời gian chúng ta bỏ ra cho nó để hoàn thành công việc lại ít hơn rất nhiều so với 05 năm về trước.
Sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, cũng như yêu cầu ngày càng cao của xã hội và đời sống bắt buộc chúng ta phải tiết kiệm thời gian của mình, và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Một trong những việc mà chúng ta thường tiêu tốn khá nhiều thời gian cho nó đó là việc đọc sách báo, tài liệu… Ngay từ khi còn học tiểu học, rồi trung học, đại học và khi đã tốt nghiệp đi làm chúng ta vẫn còn phải đọc. Có thể nói chúng ta tốn rất nhiều thời gian cho việc đọc sách, báo chí, tài liệu nhằm mục đích thu thập thông tin, tiếp thu kiến thức hay cập nhật những diễn biến của đời sống hàng ngày. Vậy làm sao để chúng ta tiết kiệm được thời gian của mình, trong khi vẫn phải đọc những thông tin cần thiết. Cách duy nhất cho chúng ta đó là hãy đọc một cách nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn..Vậy làm cách nào để đọc sách nhanh hơn? Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số thủ thuật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả có thể cải thiện đáng kể tốc độc đọc của mình, để từ đó có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bạn.

Những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tốc độ đọc của bạn :

    Bước đầu tiên.
    Dùng một cái thước kẻ đặt ngay dòng mà bạn đang đọc và di chuyển xuống dưới trong khi bạn đọc, tốc độ rê thước càng lúc càng nhanh để thúc đẩy bạn tăng tốc độ đọc của mình. Kỹ thuật này giúp bạn tăng sự tập trung vào trang sách và giúp mắt quen dần với tốc độ đọc thay đổi. Đây là kỹ thuật rất hữu ích cho những người có tốc độ đọc chậm và chưa quen với việc đọc lướt. Sau một thời gian khi đã quen bạn có thể không cần dùng đến thước kẻ nữa.
    Đọc bằng mắt và không đọc to thành tiếng.
    Việc đọc thành tiếng sẽ làm hạn chế tốc độ đọc của bạn bị rất nhiều và làm mất khá nhiều năng lượng cho việc phát ra thành tiếng trong lúc đọc. Bạn sẽ rất mệt khi đọc một cuốn sách dày mà lúc nào miệng cũng lẩm bẩm như tụng kinh vậy.
    Không đọc đi đọc lại một câu hay một từ.
    Chúng ta thường có thói quen đọc lại cả câu khi chúng ta bị khúc mắc hay không hiểu một chỗ nào đó. Việc lặp lại thói quen này thường xuyên khiến cho tốc độc đọc của bạn càng lúc càng thụt lùi.
    Đọc lướt, không đọc nghiền ngẫm từng chữ.
    Có những chữ hoặc câu hay đoạn văn xuất hiện trong bài viết chỉ nhằm mục đích làm cho bài viết thêm bóng bẩy và dễ hiểu hơn chứ thực ra không mang lại cho bạn thêm thông tin nào cả. Hãy lướt nhanh hoặc bỏ qua những đoạn này khi cần thiết.
    Nhìn “cây” nhưng phải thấy “rừng” :
    Nói một cách dễ hiểu thì kỹ thuật này là bạn phải luôn nhìn một cách bao quát khi đọc. Không chăm chú quá vào từng chữ bạn đang đọc. Khi bạn đọc chữ này thì mắt bạn đã phải nhìn sang chữ kế tiếp và khi bạn đang đọc dòng trên thì mắt bạn cũng phải nhìn xuống dòng dưới kế tiếp rồi.
    Tạo áp lực cho chính mình.
    Bạn nên đặt mục tiêu (target) cho cuốn sách của mình. Bạn sẽ đọc xong cuốn sách này trong bao lâu? Một giờ bạn đọc được mấy trang?… Việc tạo áp lực sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta thường làm việc nhanh hơn khi bị sếp thúc ép phải hoàn thành sớm. Vì bản chất của con người là có tính ỷ lại. Đây là kỹ thuật áp dụng định luật Parkinson về quản lý thời gian.
    Theo dõi tốc độ đọc của bạn.
    Hãy theo dõi tốc độ đọc của bạn qua từng ngày và từng tuần xem sự tiến bộ như thế nào. Trước khi tập bạn hãy thử đọc trong vòng một phút và xem mình đọc được bao nhiêu dòng? Ghi lại kết quả và đối chiếu với tuần kế tiếp. Bạn sẽ thật sự phấn khích khi thấy được thành quả của mình và tốc độc đọc của mình được cải thiện rõ rệt.
    Có công mài sắt có ngày nên kim.
    Không có một  kỹ năng nào có thể thuần thục mà không qua luyện tập và trải nghiệm thực tế. Bạn không thể cải thiện được tốc độ đọc của bạn nếu một tuần bạn không đọc cuốn sách nào. Điều này là không thể cho dù bạn có áp dụng đúng các phương pháp ở trên.

Hãy chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách của bạn và hãy cho tôi biết sự tiến bộ của bạn nếu bạn áp dụng thành công phương pháp này nhé.

Chúc bạn thành công.

Định luật Parkinson : “ Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó”

Nguon:http://enviet.wordpress.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Chú ý: Cám ơn các bạn đã ghé qua và để lại lời góp ý, chia sẻ nhưng nhận xét sẽ bị xóa nếu vi phạm các yêu cầu dưới đây:

+ Phản hồi không liên quan tới chủ đề của bài viết, không có tính xây dựng.
+ Phản hồi spam, sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, kích động, phản động gây ảnh hưởng tới bài viết cũng như tới bạn đọc khác.