Tùy thuộc vào yêu cẩu của khách hàng và máy móc hiện có mà chúng ta sẽ có quy trình và lựa chọn phương án làm khuôn sao cho hợp lý.
Tôi lấy VD như xưởng của chúng ta chỉ có máy phay, xung,... thì chúng ta sẽ xây dựng một quy trình công nghệ khác với chỉ có máy phay. Hay là yêu cầu của khách hàng là khuôn chạy được 100.000 sản phẩm thì bỏ sẽ khác với khuôn chạy được 500.000 sản phẩm.
Quy trình chế tạo khuôn nhựa thường là:
Trong sơ đồ trên thì yêu cầu của khách hàng thường bao gôm:
Khuôn đó làm ra bao nhiêu sản phẩm, chế độ bảo dưỡng như thế nào? Giá làm khuôn có giảm được không? Nói chúng là giá cả thì càng rẻ càng tốt, hét cao qúa khách hàng nó sang cơ sở khác là mất mối làm ăn.Báo cáo tiến độ như thế nào? Khi nào chúng ta có bản vẽ thiết kế sản phẩm, khi nào có thiết kế bản vẽ khuôn, khi nào ép thử lần đầu, khi nào giao khuôn,... và rất nhiều báo cáo khác.
Yêu cầu nữa là phải sử dụng được cho máy ép nhựa của khách hàng. Chúng ta không thể thiết kế một khuôn mà không sử dụng được trên máy ép của khách hàng.^.^
Thiết kế sản phẩm
Phần này khá rối rắm và phức tạp vì có khá nhiều trường hợp mà chúng ta sẽ gặp phải. Nếu khách hàng chỉ yêu cầu chúng ta làm một chi tiết đơn giản mà không yêu cầu lắp ráp với chi tiết khác thì dễ nhằn rồi nhưng nếu nó là một tổ hợp lắp ráp với các chi tiết khác thì đây quả là đau đầu đây. Vì rõ ràng là khách hàng chỉ yêu cầu chúng ta làm 1 sản phẩm thôi. Việc thì nhiều mà tiền thì ít.
Trong trường hợp này chúng ta cần đến sự giúp đờ của công nghệ tạo mẫu nhanh, sử dụng các máy quét 3D để có thể xây dựng lại bản vẽ của các chi tiết một cách nhanh nhất, lắp ráp thử các chi tiết trong môi trường vẽ lắp để có thể hoàn thiện bản vẽ của mình.
Những điều ở trên chúng ta chỉ phải thực hiện khi khách hàng đưa sản phẩm mãu mà không có bản vẽ 3D. còn nếu khách hàng có sẵn bản ve 3d thì phần này không mấy khó khăn.
Thiết kế khuôn.
Từ bản vẽ 3D trên chúng ta sẽ tiến hành làm mặt phân khuôn, bố trí hệ thống đẩy, hệ thống phun,...
Trong phần này cần lưu ý một số điểm:
+ Tạo mặt phân khuôn ở vị trí không nổi bật, dễ tháo rút khuôn và dễ chế tạo cho hệ thống đẩy (bao gồm hệ thống pin, angular core,...)
+ Phân tích, bố trí cổng phun cho phù hợp, bố trí bao nhiêu cổng phun thì hợp lý, phân tích hướng đi của dòng nhựa sao cho sản phẩm có mỹ quan và độ bền tốt nhất.
+ Tính toán hệ thống đẩy, độ bền của khuôn cho hợp lý.
Phần gia công.
Tùy thuộc vào thiết kế khuôn mà ta xây dựng quy trình gia công cho từng chi tiết cụ thể.
Phần ép thử.
Mang khuôn đến máy ép để chạy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Chú ý: Cám ơn các bạn đã ghé qua và để lại lời góp ý, chia sẻ nhưng nhận xét sẽ bị xóa nếu vi phạm các yêu cầu dưới đây:
+ Phản hồi không liên quan tới chủ đề của bài viết, không có tính xây dựng.
+ Phản hồi spam, sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, kích động, phản động gây ảnh hưởng tới bài viết cũng như tới bạn đọc khác.